[vc_row][vc_column][vc_custom_heading text=”Tuổi nào thay răng sữa?” font_container=”tag:h2|font_size:30px|text_align:left” use_theme_fonts=”yes” css=”.vc_custom_1545299444833{margin-bottom: 25px !important;}” el_class=”blue–title-text”][vc_single_image image=”14123″ img_size=”full” alignment=”center” css=”.vc_custom_1545359583400{margin-bottom: 50px !important;}”][vc_column_text css=”.vc_custom_1545358308492{margin-bottom: 30px !important;}”]
Răng sữa đến tuổi thay sẽ tự động rụng hoặc lung lay theo một quy luật đặc biệt. Lúc này dưới mỗi răng sữa có một răng vĩnh viễn mọc thẳng lên làm tiêu chân răng, thân răng sữa phía trên để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn theo quy luật sau:
Thứ tự thay răng sữa độ tuổi bé thay răng:
- Răng cửa giữa 5 – 7 tuổi.
- Răng cửa bên 7 – 8 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ nhất 9 – 10 tuổi.
- Răng nanh sữa 10 – 11 tuổi.
- Răng hàm sữa thứ hai 11 – 12 tuổi.
Răng sữa khi đến tuổi thay mà vẫn không lung lay hay rụng đi thì cần phải có tác động bên ngoài để nhổ răng sữa nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí.
Việc mọc hay thay răng ở trẻ có thể sớm hoặc chậm hơn từ 6 – 12 tháng so với thời gian trên nhưng chúng không có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé.[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row][vc_row][vc_column][vc_custom_heading text=”Cách phân biệt răng sữa lung lay và các bệnh lý khác” font_container=”tag:h2|font_size:30px|text_align:left” use_theme_fonts=”yes” css=”.vc_custom_1545299663190{margin-bottom: 25px !important;}” el_class=”blue–title-text”][dt_sc_separator horizontal_type=”single-border”][vc_single_image image=”14120″ img_size=”full” css=”.vc_custom_1545358342540{margin-bottom: 50px !important;}”][vc_column_text css=”.vc_custom_1545299862262{margin-bottom: 30px !important;}”]
-
Răng sữa lung lay sinh lý thì thường phù hợp với lứa tuổi trẻ thường thay răng, sự lung lay sẽ bắt đầu tăng dần chứ không bất ngờ gây đau, cản trở ăn nhai của trẻ, trẻ có thể cảm nhận từ từ.
-
Còn các trường hợp khác nếu răng lung lay thì bao giờ răng cũng kèm theo bệnh lý liên quan trực tiếp đến răng hoặc vùng quanh răng, có khối sưng nề, lỗ rò mủ, răng tổn thương vỡ lớn thân răng, có thể chỉ còn chân răng.
-
Lung lay thay đổi đột ngột, gây cản trở cho trẻ ăn uống, có cảm giác đau khi chạm vào hay ăn nhai ở vùng răng đấy.
[/vc_column_text][vc_custom_heading text=”Những nguy cơ và biến chứng hay gặp” font_container=”tag:h2|font_size:30px|text_align:left” use_theme_fonts=”yes” el_class=”blue–title-text”][vc_row_inner][vc_column_inner width=”1/2″][vc_single_image image=”13880″ img_size=”full”][/vc_column_inner][vc_column_inner width=”1/2″][vc_single_image image=”14122″ img_size=”full”][/vc_column_inner][/vc_row_inner][dt_sc_separator horizontal_type=”single-border”][vc_column_text css=”.vc_custom_1545299942881{margin-bottom: 30px !important;}”]
Trẻ nhổ răng tại nhà có những nguy cơ như: không nhổ hết toàn bộ răng, chảy máu tại vùng nhổ răng kéo dài, nhiễm trùng do không sát khuẩn dụng cụ hay không vệ sinh tay sạch trước khi nhổ răng, nuốt phải chiếc răng vừa nhổ do thao tác nhổ không phù hợp, trẻ bị “đau” và “ám ảnh”, sợ việc khám chữa răng sau này.
Ngoài ra thời điểm trẻ thay răng sữa cũng là lúc các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên, nếu trẻ được đưa tới phòng khám để nhổ răng thì bác sĩ có thể đồng thời thăm khám việc mọc lên của những răng vĩnh viễn (mọc có đúng trình tự không, có đủ chỗ trên xương hàm cho răng phát triển không, những răng mới mọc có dấu hiệu bệnh lý gì không, có bất thường hay không…).
Nếu trẻ tự nhổ răng sữa tại nhà thì bố mẹ có thể bỏ qua thời điểm vàng để can thiệp nắn chỉnh, sửa chữa những lệch lạc răng vĩnh viễn ở giai đoạn sớm.
[/vc_column_text][vc_custom_heading text=”Những trường hợp nào tuyệt đối không được tự ý nhổ răng tại nhà?” font_container=”tag:h2|font_size:30px|text_align:left” use_theme_fonts=”yes” el_class=”blue–title-text”][dt_sc_separator horizontal_type=”single-border”][vc_single_image image=”14124″ img_size=”full” css=”.vc_custom_1545359445571{margin-bottom: 50px !important;}”][vc_column_text]
- Những trẻ có bệnh toàn thân (như đái tháo đường týp 1) nếu tự ý nhổ răng tại nhà sẽ không kiểm soát được khả năng cầm máu sau khi nhổ răng, có nguy cơ nhiễm trùng cao.
- Những trẻ mang bệnh tim mạch có nguy cơ viêm nội tâm mạc, các bệnh về máu, bệnh gan thận, thấp khớp hay truyền nhiễm… thì việc nhổ răng phải có sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa nhi, tim mạch, răng hàm mặt… phải tuân thủ phác đồ khánh sinh nghiêm ngặt trước và sau khi nhổ răng.
- Bác sĩ trước khi nhổ răng cũng phải khai thác kỹ lưỡng tiền sử của trẻ, bệnh sử nha khoa và bệnh lý toàn thân để có phương pháp nhổ răng phù hợp cho từng trường hợp riêng biệt.
- Trẻ đang sốt cao, đang có viêm lợi cấp… thì không nhổ răng cho đến khi hết các triệu chứng toàn thân và tại chỗ.
[/vc_column_text][vc_custom_heading text=”Khuyến cáo của các bác sĩ để cho trẻ có hàm răng đẹp” font_container=”tag:h2|font_size:30px|text_align:left” use_theme_fonts=”yes” el_class=”blue–title-text”][dt_sc_separator horizontal_type=”single-border”][vc_single_image image=”14126″ img_size=”full” css=”.vc_custom_1545359927753{margin-bottom: 50px !important;}”][vc_column_text]
Việc khám răng định kỳ chính là cách để theo dõi quá trình mọc răng, thay răng, sự phát triển của xương hàm ở trẻ giúp cho nha sĩ và gia đình có thể kiểm soát sớm được những dấu hiệu bất thường, sửa chữa đơn giản và hạn chế những rối loạn thay mọc răng ở trẻ cho đến khi trưởng thành.
Hãy đưa trẻ đến nha sĩ để được khám răng 6 tháng 1 lần để có hàm răng chắc khỏe.
[/vc_column_text][vc_custom_heading text=”Lời khuyên của thầy thuốc” font_container=”tag:h2|font_size:30px|text_align:left” use_theme_fonts=”yes” el_class=”blue–title-text”][dt_sc_separator horizontal_type=”single-border”][vc_column_text]
- Khi răng sữa đến tuổi thay sinh lý và có dấu hiệu bắt đầu lung lay thì bố mẹ có thể giúp bé tác động lực vào răng để đẩy nhanh quá trình thay răng.
- Bố mẹ có thể rửa sạch tay hoặc quấn gạc vào ngón trỏ lung lay chiếc răng theo chiều trong ngoài, lực tăng dần theo ngày cho đến khi chiếc răng có độ lung lay lớn thì trẻ nhổ răng sẽ bớt được cảm giác đau và khó chịu.
- Sau khi nhổ răng sữa bác sĩ sẽ cho trẻ cắn bông (gạc) trong vòng 15 – 20 phút, bố mẹ nên nhắc trẻ cắn chặt gạc, nuốt nước bọt bình thường, không dùng lưỡi đá vào chỗ răng mới nhổ để tránh chảy máu kéo dài, ăn đồ mềm và nguội, vệ sinh răng miệng như thường ngày.
- Nếu có hiện tượng chảy máu kéo dài không cầm, sưng đau tại vùng nhổ răng, sốt và các dấu hiệu toàn thân khác thì liên hệ ngay với bác sĩ.
[/vc_column_text][dt_sc_separator horizontal_type=”single-border”][vc_column_text]Nha Khoa Hải Âu Nhận Tư Vấn, Khám & Nhổ Răng Sữa Miễn Phí. Hãy đến Trung Tâm Nha Khoa Hải Âu để trải nghiệm thực tế bạn nhé!!!
HOTLINE TƯ VẤN 24/7 : 0902.289.739[/vc_column_text][just_icon icon_type=”custom” icon_img=”id^13577|url^https://nhakhoahaiau.com/wp-content/uploads/2018/12/contact-7.svg|caption^null|alt^null|title^contact|description^null” img_width=”350″ icon_link=”url:http%3A%2F%2Fnhakhoahaiau.com%2Flien-he%2F|||”][/vc_column][/vc_row]