Ê BUỐT RĂNG LÀ TÌNH TRẠNG GÌ?
Ê buốt răng hay còn gọi là răng nhạy cảm, đó là tình trạng xảy ra khá phổ biến gây nên cảm giác khó chịu hoặc đau buốt, nhất là khi ăn thực phẩm quá cứng, quá nóng hoặc lạnh.Tuy ê buốt chân răng không phải tình trạng quá nghiêm trọng, nhưng trong một vài trường hợp thì đây là biểu hiện của bệnh lý răng miệng nhưviêm nha chu, viêm nướu…
Nếu là một chiếc răng khỏe mạnh, men răng cứng chắc bên ngoài sẽ là lớp bảo vệ ngà răng bên trong được mềm hơn và chân răng sẽ được bảo vệ bởi nướu. Nhưng khi men răng bị mòn hoặc nứt mẻ sẽ khiến lớp ngà răng bị lộ ra ngoài.Lớp ngà răng có rất nhiều ống ngà dẫn trực tiếp đến dây thần kinh trong tủy răng. Nên khi tiếp xúc với các yếu tố nóng, lạnh hay chứa axit… sẽ làm các dây thần kinh đó bị kích thích gây đau nhức và ê buốt.
NGUYÊN NHÂN Ê BUỐT RĂNG
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng răng bị ê buốt gồm:
Đánh răng không đúng cách
Thói quen đánh răng quá mạnh, sử dụng loại bàn chải có lông cứng, hoặc đánh răng quá nhiều lần trong ngày… là những nguyên nhân gây mòn men răng. Nên khi ăn uống, thực phẩm sẽ tiếp xúc vào tủy răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị ê buốt chân răng.
Dùng nước súc miệng nhiều
Khi sử dụng một số loại nước súc miệng có chứa axit, nếu ngà răng đã bị lộ, bạn sẽ cảm thấy ê buốt răng khi súc miệng mỗi ngày. Trong thời gian dài, răng càng trở nên nhạy cảm và lớp ngà răng có nguy cơ bị tổn thương nặng.
Thói quen nghiến răng
Chứng nghiến răng là tình trạng hai hàm răng ghì và siết vào nhau, tạo áp lực lên răng và có thể phát ra âm thanh ken két. Bạn có thể nghiến răng một cách vô thức hoặc nghiến răng khi đang ngủ. Thói quen xấu này sẽ khiến men răng bị bào mòn dần theo thời gian, kéo theo là ê buốt răng.
Ăn thực phẩm có tính axit cao
Một số loại thực phẩm như: đường, thực phẩm giàu protein, soda và các đồ uống có ga… có tính axit cao gây hại đến lớp men răng, dẫn ê buốt chân răng. Nếu bạn không chú ý bảo vệ răng miệng đúng cách, các mảng bám thực phẩm sẽ tích tụ trên răng, gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng…
Các bệnh lý răng miệng khác
Ngoài các nguyên nhân như trên, thì tình trạng răng bị ê buốt còn có thể các bệnh lý răng miệng, như:
- Nứt mẻ răng: Vết nứt trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển cùng các mảng bám thức ăn thừa, dẫn đến viêm nhiễm vào tủy răng. Trong trường hợp xấu hơn, bạn có thể bị áp xe chân răng và nhiễm trùng nặng.
- Tụt nướu: Tình trạng tụt nướu thường xảy ra ở những người mắc bệnh viêm nha chu, sẽ gây lộ ngà răng, gây ê buốt chân răng.
- Viêm nướu: Khi mô nướu bị viêm, đau nhức gây ảnh hưởng đến chân răng.
Sau các thủ thuật nha khoa
Sau khi cạo vôi răng, bọc mão răng giả, làm láng chân răng hay thực hiện phục hình răng khác, thì răng sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng ê buốt răng vì những lý do này sẽ biến mất sau khoảng 4 đến 6 tuần. Nếu gặp phải vấn đề này, bạn nên xin tư vấn của các bác sĩ để chăm sóc răng miệng đúng cách.
HẬU QUẢ CỦA Ê BUỐT CHÂN RĂNG
Ê buốt chân răng tùy theo mức độ sẽ ảnh hưởng ít hay nhiều đến sinh hoạt hằng ngày của bạn. Ngoài việc không thể thoải mái thưởng thức những món ăn mình yêu thích, bạn còn có nguy cơ bị biếng ăn vì đau nhức gây ảnh hưởng.
Đồng thời nếu bị ê buốt chân răng cộng thêm thói quen nghiến răng thì cũng rất có thể bạn sẽ mất giấc ngủ ngon. Từ đó, cơ thể cũng như tinh thần dần bị suy nhược và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát.Ngoài ra, nếu triệu chứng này đi kèm với hơi thở có mùi, nướu bị sưng đỏ hoặc chảy máu do bệnh các bệnh lý răng miệng khác, sẽ gây ra những ảnh hưởng về giao tiếp xã hội.
Tình trạng ê buốt răng cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý răng miệng như: Teo rút nướu theo tự nhiên, nứt răng hay nứt vết trám… tình trạng này thường xảy ra khi trên 40 tuổi. Do đó, hãy đến nha sĩ sớm để được tư vấn và xử lý tình trạng răng bị ê buốt do các bệnh lý răng miệng. Bên cạnh đó, hãy nhớ đến phòng khám nha khoa kiểm tra định kỳ 2 lần/năm để bảo vệ răng miệng một cách toàn diện.