Chiếc răng đầu tiên hình thành và xuất hiện trong cuộc đời một đứa trẻ ở giai đoạn 6 tháng tuổi, được gọi là răng sữa. Khi đến độ tuổi thay răng, những răng sữa lần lượt tự lung lay và rụng đi để nhường chỗ cho những chiếc răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp răng sữa đã đến tuổi thay nhưng vẫn không có dấu hiệu lung lay và tự rụng, điều này khiến cho răng vĩnh viễn không có khoảng trống và mọc lệch lạc. Vì vậy, nhiều phụ huynh lo ngại điều này nên đã tìm hiểu và áp dụng phương pháp nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà để tiện lợi, nhưng lại không biết nhiều tác hại tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự phát triển của bé sau này.
1. Nên thực hiện nhổ răng sữa cho bé vào thời điểm nào?
Thông thường, răng sữa chỉ được nhổ nếu bị tổn thương nghiêm trọng. Ví dụ, trong một chấn thương nghiêm trọng, răng sữa có thể bị nứt, lung lay hoặc bị ảnh hưởng và có thể cần nhổ bỏ.
Răng sữa bị sâu hoặc nhiễm trùng nặng cũng có thể nhổ bỏ. Nếu trám răng hoặc điều trị tủy không được thì nên nhổ răng. Phương án này sẽ ngăn nhiễm trùng lan sang những chiếc răng còn lại, đồng thời chấm dứt cơn đau nhức răng cho bé.
Khi con đến tuổi mọc răng vĩnh viễn nhưng răng sữa vẫn chưa rụng, để tránh răng mọc lệch, răng sữa cần được nhổ đi để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.
Đưa trẻ đến Trung Tâm Nha Khoa Hải Âu – phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt thăm khám, kiểm tra và thực hiện nhổ răng cho trẻ, vừa đảm bảo an toàn vừa giúp trấn an tâm lý hoảng sợ cho các lần thay răng tiếp theo của bé. Nếu răng sữa bị sâu nghiêm trọng, có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc không còn chức năng đúng cách, việc nhổ răng là cần thiết để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của các răng vĩnh viễn.
2. Nhổ răng tại nhà cho trẻ có an toàn không?
Nhổ răng là quá trình khá đơn giản, đặc biệt không thể tự ý thực hiện mà cần gặp bác sĩ khám và chỉ định cụ thể phù hợp với sức khỏe, tình trạng cấu trúc xương hàm của từng người bệnh. Nhổ răng có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sức khỏe của răng kế cận và sức khỏe nói chung.
Mặt khác, nếu không thực hiện đúng cách, sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường như: nhiễm trùng, áp xe do không đảm bảo vệ sinh; viêm nha chu; còn sót chân răng trong quá trình nhổ; gây ra tâm lý hoang mang cho bé bởi động tác nhổ thô bạo, mạnh mẽ vô tình là cho răng chảy máu nhiều và khó cầm máu hơn.
Chính vì thế, nếu cha mẹ nào có con nhỏ đang trong quá trình thay răng, hãy theo dõi tiến trình của trẻ và đưa trẻ ghé Trung Tâm Nha Khoa Hải Âu để có phương pháp can thiệp phù hợp với từng trẻ, từng vị trí răng.
3. Nhổ răng không đau – An toàn – Tin cậy tại Trung Tâm Nha Khoa Hải Âu
Hiện nay, chi phí nhổ răng sữa cho trẻ tại Trung Tâm Nha Khoa Hải Âu dao động từ 30.000 -100.000đ. Với mức chi hợp lý cùng với đội ngũ bác sĩ tay nghề giỏi, nhiều kinh nghiệm, Trung Tâm Nha Khoa Hải Âu là một trong những nha khoa uy tín hàng đầu tại Gò Vấp, đảm bảo phòng điều trị vô trùng đạt tiêu chuẩn, giúp cho quá trình thực hiện nhổ răng diễn ra an toàn.
3.1 Quy trình nhổ răng sữa cho trẻ tại Trung Tâm Nha Khoa Hải Âu
Bước 1: Thăm khám và tư vấn nhổ răng
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng hiện tại của trẻ, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên nhổ răng hay không. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng được bác sĩ cho tư vấn về phương pháp điều trị, xác định vị trí răng, số lượng cần nhổ một cách chuẩn xác trước khi tiến hành nhổ răng cho trẻ.
Bước 2: Gây tê bằng thuốc tê nhổ răng cho trẻ
Trẻ sẽ được vệ sinh răng miệng và sát khuẩn kĩ càng, dụng cụ đảm bảo đã được hấp và khử trùng kĩ càng đạt tiêu chuẩn, tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập vào máu khi nhổ răng. Sau đó, trấn an tâm lý đợi bé ổn định và hợp tác sẽ tiến hành chích thuốc tê
Bước 3: Nhổ răng
Bác sĩ tiến hành nhổ răng cho trẻ trong phòng nha vô trùng với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại. Toàn bộ quá trình này được thực hiện theo đúng kỹ thuật, thao tác nhẹ nhàng, hạn chế xâm lấn tối đa, giúp vết thương nhanh hồi phục, không gây đau đớn.
Bước 4: Dặn dò và hướng dẫn vệ sinh răng miệng sau nhổ răng
Xử lý Sau khi nhổ: Sau khi nhổ, bác sĩ sẽ kiểm tra vùng răng đã nhổ để đảm bảo không có vấn đề gì và hướng dẫn cách chăm sóc vết thương. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giảm đau hoặc kháng sinh.
Hướng dẫn chăm sóc: Phụ huynh sẽ được hướng dẫn cách chăm sóc miệng cho trẻ, bao gồm việc giữ vệ sinh miệng sạch sẽ và theo dõi các dấu hiệu bất thường như chảy máu kéo dài hoặc đau đớn.
Để được tư vấn, hỗ trợ và giải đáp các bệnh lý về răng miệng, vui lòng liên hệ Trung Tâm Nha Khoa Hải Âu theo thông tin dưới đây:
TRUNG TÂM NHA KHOA HẢI ÂU – CHO NỤ CƯỜI TỎA SÁNG
- Website: https://nhakhoahaiau.com/
- Giờ làm việc: Từ T2 – T7: Sáng: 8h – 12h; Chiều: 14h – 19h30; Chủ nhật đến 17h
- CN1: 518 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM – Hotline: 0902.289.739
- CN2: 127 Đường 29/4 Thị trấn Trảng Bom, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai – Hotline: 0902.511.933