Răng hàm có chức năng quan trọng trong việc ăn nhai, nghiền nhuyễn thức ăn và Hỗ trợ cấu trúc khuôn mặt, răng hàm góp phần giữ cho cấu trúc hàm và khuôn mặt được cân đối, giúp duy trì hình dáng khuôn mặt.
Trong một vài trường hợp, trẻ trong giai đoạn 6 tuổi bị mất răng hàm do sâu răng hoặc gãy rụng vì chấn thương. Do đó nhiều phụ huynh băn khoăn về việc trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không? Bài viết này của Trung Tâm Nha Khoa Hải Âu sẽ giúp bậc phụ huynh giải đáp được những thắc mắc về vấn đề răng miệng của trẻ.
Răng hàm là gì?
Răng hàm hay còn gọi là răng cối, là những răng nằm phí trong cùng của khoang miệng, răng hàm được chia ra thành răng tiền hàm (răng cối nhỏ) ở vị trí số 4,5 và răng hàm (răng cối lớn) ở vị trí số 6, 7, 8. Răng hàm giúp cân đối xương hàm, có vai trò nghiền nát và xé nhỏ thức ăn trước khi thức ăn được đưa vào hệ tiêu hoá, tạo điều kiện cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn.
Bộ răng sữa ở trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi
Độ tuổi nào trẻ mọc răng hàm?
Hầu hết nhiều phụ huynh thắc mắc “trẻ sẽ mọc răng khi nào?”, “trẻ 6 tuổi đã mọc răng hàm hay chưa?”. Về cơ bản, mỗi người sẽ có 2 bộ răng trong suốt cuộc đời:
- Răng sữa: Thường bắt đầu mọc từ khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thiện khoảng 3 tuổi, bộ răng sữa bao gồm 20 chiếc răng, trong đó có 8 răng hàm chính (răng số 4,5).
- Răng vĩnh viễn: Răng vĩnh viễn bắt đầu thay thế răng sữa từ khoảng 6 tuổi đến 12 tuổi. Ở giai đoạn này trẻ sẽ mọc thêm răng hàm số 6,7 ở 2 bên của cả 2 hàm, tổng cộng sẽ mọc thêm 8 răng, lúc này sẽ có 28 răng vĩnh viễn. Từ 17 đến 25 tuổi thường mọc thêm 4 răng hàm (răng khôn), nâng tổng số răng vĩnh viễn lên 32 răng.
Những trường hợp trẻ 6 tuổi cần phải nhổ răng hàm
Trẻ 6 tuổi thường chưa mọc răng hàm vĩnh viễn, nhưng có một số trường hợp có thể cần nhổ răng sữa hoặc răng hàm. Dưới đây là một số lý do:
- Răng sữa bị sâu nặng: Nếu răng hàm bị sâu đến mức không thể phục hồi, bác sĩ có thể đề nghị nhổ.
- Răng mọc lệch: Nếu răng hàm mọc không đúng vị trí, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn.
- Nhiễm trùng: Nếu có nhiễm trùng nghiêm trọng ở vùng răng, cần nhổ để ngăn ngừa lây lan.
- Thiếu không gian: Nếu răng vĩnh viễn đang mọc mà không đủ không gian, bác sĩ có thể khuyên nhổ răng sữa
Trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không?
Thông thường, tình trạng sâu răng thường gặp ở trẻ do trẻ chưa chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng, do đó nhiều cha mẹ thắc mắc “nhổ răng hàm có mọc lại không?”
Răng hàm có mọc lại hay không còn phải phụ thuộc vào vị trí của răng hàm bị nhổ. Ở giai đoạn từ 6 -12 tuổi, răng số 4,5 sẽ rụng theo quá trình phát triển tự nhiên của con người, thay vào đó sẽ mọc những răng vĩnh viễn có độ cứng và chắc khỏe giúp trẻ ăn nhai tốt hơn, quá trình mọc cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng và cơ địa của từng bé. Tóm lại, tường hợp những răng hàm số 4, 5 nếu rụng hoặc bị nhổ trước thời điểm thay răng thì vẫn có thể mọc lại.
Trường hợp trẻ 6 tuổi những răng số 6, 7, 8 rụng, mẻ hoặc bị nhổ thì sẽ không có răng nào mọc lại để thay thế vì những răng ở vị trí này đều là những răng trưởng thành, chúng không tham gia vào quá trình thay răng sữa, vì vậy một khi chúng đã mọc lên thì sẽ tồn tại vĩnh viễn.
Tóm lại, đối với câu hỏi “bé 6 tuổi mọc răng hàm lại không?”, thì câu trả lời là tùy vào vị trí răng hàm bị gãy rụng. Nếu cha mẹ vẫn còn băn khoăn thì nên đưa con đến các phòng khám nha khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
Những điều cần lưu ý khi trẻ 6 tuổi nhổ răng
Quá trình thay răng của trẻ sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm của trẻ, vì vậy phụ huynh không được tự tiện nhổ răng của bé mà phải:
- Đưa trẻ đến nha sĩ: Khi trẻ có dấu hiệu răng lung lay hoặc bị sâu răng, cha mẹ nên đưa trẻ đến Trung Tâm Nha KHoa Hải Âu, chỉ nên nhổ răng khi có chỉ định của nha sĩ. Tại đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá tình trạng răng miệng của trẻ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ: Sau khi nhổ răng, nha sĩ tại Trung Tâm Nha Khoa Hải Âu sẽ trao đổi với phụ huynh và hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh chạm vào vết thương và cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng.
- Theo dõi sự phát triển của răng: Sau khi nhổ răng, nên đưa trẻ đi khám nha khoa định kỳ để theo dõi sự phát triển của răng vĩnh viễn, vì đây là thời điểm quan trọng trong quá trình mọc răng của bé.
Các câu hỏi thường gặp
- Trẻ sợ hãi khi đi nha sĩ phải làm sao?
- Tạo không khí thoải mái, giải thích cho trẻ hiểu về quá trình điều trị. Tại Trung Tâm Nha Khoa Hải Âu, quy trình thực hiện nhẹ nhàng, đảm bảo không gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ cho bé.
- Chọn nha khoa có phòng khám thân thiện với trẻ em.
- Nhổ răng có ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ không?
- Nếu được thực hiện đúng cách, nhổ răng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Kết luận
Việc trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm là một quyết định quan trọng. Phụ huynh nên đưa trẻ đến nha sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Với những thông tin trên, hy vọng các bậc phụ huynh sẽ có những quyết định đúng đắn nhất cho con em mình.
HỆ THỐNG TRUNG TÂM NHA KHOA HẢI ÂU SG – CHO NỤ CƯỜI TỎA SÁNG
- Địa chỉ:
- Chi nhánh 1: 518 Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM – Hotline: 0902.289.739
- Chi nhánh 2: 127 đường 29/4 Thị Trấn Trảng Bom, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai – Hotline: 0902.511.933
- Website: https://nhakhoahaiau.com/